Tin nổi bật
-
Tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ tuần tra rừng và xử lý tình huống trong tuần tra bảo vệ rừng, PCCCR
Ngày 01/11/2024
-
Làm việc với đoàn Hội chủ rừng là các Doanh nghiệp
Ngày 20/06/2024
-
Lịch làm việc của BGD tuần 15 năm 2024
Ngày 12/04/2024
-
Báo cáo tài chính năm 2023
Ngày 09/04/2024
Lễ công bố cây Di sản Việt Nam với Quần thể 36 cây Săng lẻ và 01 cây Đa cổ thụ
Sáng 14.6, tại xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên đã tổ chức Lễ đón Bằng công nhận Quần thể Cây di sản Việt Nam.
Trước đó, vào tháng 5.2022, Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận quần thể 36 cây săng lẻ (tên thường gọi là bằng lăng) cùng 1 cây đa là Cây di sản Việt Nam. Số cây di sản này nằm tại các tiểu khu 1469 và 1465, thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý.
Việc công nhận quần thể Cây di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn, phát triển nguồn gen quý hiếm và đa dạng sinh học tại địa phương.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên cùng các đơn vị chủ rừng khác thực hiện phương án phát triển rừng bền vững đã được UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho biết, việc công nhận 36 cây bằng lăng và cây đa cổ thụ là Cây di sản Việt Nam là niềm tự hào của không riêng gì chủ rừng mà còn của cả cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương.
Từ đây, đơn vị chủ rừng có trách nhiệm lan tỏa đến cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ những giá trị, sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên, thu hút các nhà đầu tư về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
Cũng tại buổi lễ này, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười và lãnh đạo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã khánh thành Bia đá Cây di sản Việt Nam và trồng cây lưu niệm tại khuôn viên cây di sản.
Trước đó, vào tháng 5.2022, Hiệp hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã công nhận quần thể 36 cây săng lẻ (tên thường gọi là bằng lăng) cùng 1 cây đa là Cây di sản Việt Nam. Số cây di sản này nằm tại các tiểu khu 1469 và 1465, thuộc lâm phần của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên quản lý.
Việc công nhận quần thể Cây di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong bảo tồn, phát triển nguồn gen quý hiếm và đa dạng sinh học tại địa phương.
Qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên cùng các đơn vị chủ rừng khác thực hiện phương án phát triển rừng bền vững đã được UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Lê Trọng Yên cho biết, việc công nhận 36 cây bằng lăng và cây đa cổ thụ là Cây di sản Việt Nam là niềm tự hào của không riêng gì chủ rừng mà còn của cả cấp ủy, chính quyền, người dân địa phương.
Từ đây, đơn vị chủ rừng có trách nhiệm lan tỏa đến cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ những giá trị, sự phong phú, đa dạng của thiên nhiên, thu hút các nhà đầu tư về phát triển kinh tế du lịch của tỉnh trong thời gian tới.
Cũng tại buổi lễ này, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Văn Mười và lãnh đạo Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam đã khánh thành Bia đá Cây di sản Việt Nam và trồng cây lưu niệm tại khuôn viên cây di sản.